Header Background

Tên nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn

Mã nghề: 6810207

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư thực hành

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm...); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;

+ Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện...;

+ Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch...;

+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;

- Kỹ năng:

+ Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

+ Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao;

+ Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;

- Thể chất, quốc phòng:

+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;

+ Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

3. Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng...) quản lý chế biến... trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học :

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2.790giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 115h; Ôn thi tốt nghiệp: 40h.

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 420 giờ

- Thời gian học các môn học đào tạo nghề: 2.370giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Năm học thứ

Học kỳ

 

 

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

 

Số buổi

Hình thức dạy & học

 

 

Tổng số

Trong đó

Số bài KT

 

Online

(số giờ)

Offline

(số giờ)

Hình thức thi

Lý thuyết

TH, BT, TT,TT TN

KT

 

 

 

 

 

I

Các môn học chung

 

 

29

420

159

240

21

21

81

161

274

 

MH 01

Chính trị

I

1

5

75

36

35

4

4

15

36

39

Thi viết

MH 02

Pháp luật

I

2

2

30

18

10

2

2

6

18

12

Thi viết

MH 03

Giáo dục thể chất

I

2

4

60

5

51

4

4

12

5

55

 

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

I

1

5

75

30

41

4

4

15

30

45

 

MH 05

Tin học

I

1

5

75

15

58

2

2

15

15

60

TH máy

MH 06

Tiếng anh

I

1

8

120

57

57

6

6

24

57

63

Thi viết

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

97

2370

445

1834

91

74

541

525

1875

 

MH 07

Tổng quan du lịch và khách sạn

I

1

3

45

15

27

3

3

9

20

25

 

Thi viết

MH 08

Sinh lý dinh dưỡng

I

1

2

30

12

16

2

2

6

10

20

 

Thi viết

MH 09

Bảo vệ môi trường

I

1

2

30

12

16

2

2

6

10

20

 

Thi viết

MH 10

Thương phẩm và an toàn thực phẩm

I

1

3

45

20

23

2

2

9

15

30

 

Thi viết

MH 11

Kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch

I

1

2

30

12

16

2

2

6

15

15

 

Thi viết

MH 12

Tâm lý khách du lịch

I

2

2

30

12

16

2

2

6

10

20

Thi viết

MH 13

Lý thuyết NV buồng

I

2

3

45

20

23

2

2

9

15

30

Thi viết

MH 14

Lý thuyết NV bàn, bar

I

2

3

45

20

23

2

2

9

15

30

Thi viết

MH 15

Văn hoá ẩm thực

I

2

2

30

12

16

2

2

6

10

20

Thi viết

MĐ 16

Xây dựng thực đơn

II

3

2

30

12

16

2

2

6

10

20

Thi viết

MĐ 17

Lý thuyết chế biến món ăn

II

2

7

105

55

45

5

5

21

35

70

Thi viết

MĐ 19

Nghiệp vụ thanh toán

II

3

3

45

15

27

3

3

9

15

30

Thi viết

MĐ 20

Thực hành NV buồng

II

2

4

120

15

102

3

3

30

20

100

Thi Thực hành

MĐ 21

Thực hành NV bàn, bar

I

3

6

180

 0

176

4

4

45

30

150

Thi Thực hành

MĐ 22

Hạch toán định mức

II

3

3

45

15

27

3

3

9

15

30

Thi viết

MĐ 23

Lý thuyết NV lễ tân

II

3

3

45

20

23

2

2

9

15

30

Thi viết

MĐ 24

Thực hành cắt tỉa

II

3

2

80

15

60

5

2

20

20

60

Thi Thực hành

MĐ 25

Thực hành NV lễ tân

II

4

4

160

15

140

5

4

40

30

130

Thi Thực hành

MĐ 26

Thực hành chế biến món ăn 1

II

4

7

210

15

187

8

5

52

40

170

Thi Thực hành

MĐ 27

Quản trị chất lượng

II

4

2

30

12

16

2

2

6

10

20

Thi viết

MĐ 28

Kỹ thuật pha chế đồ uống

III

5

3

90

15

72

3

3

22

20

70

Thi Thực hành

MĐ 29

Tiếng anh chuyên ngành

III

5

4

60

26

30

4

4

12

20

70

Thi viết

MĐ 30

Thực hành chế biến món ăn 2

III

5

7

210

15

187

8

5

52

40

170

Thi Thực hành

MĐ 31

Học tập nâng cao kỹ năng

II

4

5

200

15

180

5

1

50

50

150

Phiếu chấm DN

MĐ 32

Chế biến bánh

III

6

2

80

15

60

5

2

20

20

60

Thi Thực hành

MĐ 33

Quản trị tác nghiệp

III

6

3

45

15

27

3

3

9

15

30

Thi viết

MĐ 34

Tổ chức sự kiện

III

6

1

15

0

13

2

2

3

0

15

Thi Thực hành

MĐ 35

Thực tập tốt nghiệp

III

6

6

250

0

250

0

0

60

0

250

Báo cáo

 

Ôn, thi tốt nghiệp

III

6

1

40

20

20

 0

 0

0

0

40

 

TỔNG

126

2790

604

2074

112

95

622

686

2149

 

IV. KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN HỌC, THI TỐT NGHIỆP

1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun.

      • Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, bài tập thực hành
      • Thời gian kiểm tra:    + Lý thuyết: 60-90 phút

                   + Thực hành: 1-4 giờ

2. Thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

      • Lý thuyết nghề

Viết

150 phút

 

      • Thực hành nghề

Bài thi thực hành

4 h

3. Hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Tham quan thực tế

Mỗi học kỳ 1 lần